Đề xuất các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cung cấp cát cho dự án Vành đai 3 TP.HCM

Khó khăn, vướng mắc lớn nhất của Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là công tác giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng, đất đắp, cát san lấp. Đất đắp và đá kè thì cơ bản đáp ứng cho dự án, riêng cát san lấp vẫn đang là vấn đề nan giải.

Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) đã đưa ra nhận xét nói trên khi báo cáo về tiến độ cũng như những vướng mắc, khó khăn của dự án Vành đai 3.

Vừa qua, mới đây, Uỷ ban nhân dân TP.HCM đã làm việc với các bộ, ngành và các tỉnh miền Tây Nam Bộ để điều phối nguồn cát vật liệu. Theo đó, Thành phố đề xuất Bộ Giao thông vận tải phân phối cung cấp khoảng 450.000 m3 cát; các tỉnh Vĩnh Long cung cấp 50.000 m3, An Giang 200.000 m3, Đồng Tháp 200.000 m3. Các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre cũng đang xúc tiến nhanh các thủ tục để có thể khai thác các mỏ cát cung cấp cho các dự án trong vùng.

Riêng tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng đề xuất tỉnh này đẩy nhanh thủ tục đấu giá quyền khai thác các mỏ để có thể cấp liền cho dự án từ tháng 9 năm nay với tổng khối lượng là 600.000 m3; đồng thời cũng đề xuất cung cấp thêm 190.000 m3 từ các mỏ mà Bến Tre sẽ gia hạn lại cho dự án từ tháng 6/2024. Đối với các mỏ cát từ nguồn cát bồi lắng trên sông Ba Lai, TP.HCM kiến nghị phương án chỉ định thầu quyền khai thác khoáng sản để rút ngắn thủ tục nhằm đưa mỏ sớm khai thác, bảo đảm cung cấp cát cho dự án.

Báo cáo mới đây của Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ triển khai thi công 21 dự án, dự án thành phần giao thông trọng điểm. Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền cho các dự án trên khoảng 76,95 triệu m³; trong đó, đất đắp khoảng 7 triệu m³, cát đắp khoảng 69,95 triệu m³. Riêng địa bàn TP.HCM đang triển khai 6 dự án (4 dự án thành phần thuộc đường Vành đai 3 TP.HCM, dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch và dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành) với nhu cầu vật liệu cát đắp nền khoảng 11,45 triệu m³.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM dài 76 km, đang được tăng tốc thi công, đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành phần cao tốc vào năm 2025. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân TP.HCM, nguồn cát san lấp nền cho dự án đang gặp nhiều khó khăn. Tổng nhu cầu cát san lấp cho dự án khoảng 9,3 triệu m³, riêng trong năm 2024 cần hơn 6 triệu m³. Thời gian qua, các nhà thầu đã đưa về dự án khoảng 0,4 triệu m³ cát san lấp, không đáp ứng tiến độ thi công. Cũng qua thống kê cho thấy, TP.HCM cần 7,1 triệu m3 cát đắp nền đường trong 3 năm 2024, 2025 và 2026 để hoàn thành dự án Vành đai 3.

Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng cho biết, nếu những kiến nghị của Thành phố sớm được giải quyết thì với sự hỗ trợ của 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cung cấp vật liệu cát xây dựng cho dự án, khối lượng dự kiến là 10 triệu 300 ngàn m3 cát theo từng giai đoạn, Thành phố không còn lo thiếu cát để hoàn thành dự án.

Salaphumy
Salaphumy
Salaphumy là một đơn vị truyền thông giúp người dân phú mỹ tiếp cận những thông tin chính xác và mới nhất.

More from author

Bình Dương sắp có “siêu dự án” bất động sản hơn 13.500 tỷ đồng dọc...

Tỉnh Bình Dương vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị Đông An Tây dọc đường Vành đai 4 TP.HCM - Khu số 1 thành phố Bến Cát với tổng vốn hơn 13.500 tỷ đồng, quy mô dân số dự kiến khoảng 14.300 người…

Quảng Ngãi đóng cầu Trà Khúc 1 để sửa chữa cầu Trà Khúc 2

Bắt đầu từ 9:00 sáng ngày 19/7/2024, tỉnh Quảng Ngãi chính thức đóng cầu Trà Khúc 1, trừ xe buýt để bảo đảm an toàn cho công trình thi công sửa chữa cầu Trà Khúc 2 (cả hai đều qua quốc lộ 1). Thời gian đóng cầu là 2 tháng...
spot_img

Want to stay up to date with the latest news?

We would love to hear from you! Please fill in your details and we will stay in touch. It's that simple!